Gãy xương mũi, chụp X-quang
Gãy xương mũi có thể là một vết nứt nhỏ. Hoặc đó có thể là một vết gãy lớn, có các phần của mũi bị đẩy ra khỏi vị trí. Mũi bị gãy gây đau, sưng, khó thở qua mũi, và nghẹt mũi. Quý vị có thể bị chảy máu mũi. Vào ngày hôm sau, quý vị có thể bị bầm tím quanh mắt. Khi vết sưng giảm, quý vị có thể nhận thấy một cục hoặc một số chỗ cong ở mũi so với trước khi bị thương.
Các triệu chứng của chấn thương nghiêm trọng hơn bao gồm nhìn đôi (song thị), cử động mắt bất thường, mất thị lực, chảy nước mũi trong và yếu và tê ở mặt.
Gãy xương mũi thường được chẩn đoán mà không cần chụp X-quang. Chụp X-quang phim thường thường không hữu dụng. Nhưng chụp cắt lớ vi tính (CT) có thể được thực hiện đối với trường hợp nghi ngờ có các chấn thương khác ở đầu.
Gãy xương nhẹ sẽ lành trong 3 tuần đến 4 tuần mà không cần điều trị thêm. Một vết gãy lớn làm thay đổi hình dạng mũi có thể cần phải được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng (ENT hoặc bác sĩ tai mũi họng) điều trị. Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ nắn thẳng xương ở mũi của quý vị. Đây được gọi là nắn chỉnh xương kín.
Một số loại gãy xương có thể cần nắn chỉnh xương càng sớm càng tốt, chẳng hạn như khi chảy máu mũi không ngừng. Nếu không, tốt nhất là chờ vài ngày cho đến khi hết sưng. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sau đó sẽ có thể dễ dàng nhìn thấy bất kỳ thay đổi nào ở mũi của quý vị.

Chăm sóc tại nhà
-
Ngủ theo tư thế nâng cao đầu. Tránh xa việc nâng vật nặng, tập thể dục gắng sức và cúi đầu xuống thấp hơn tim. Việc này sẽ giúp làm giảm sưng sau chấn thương và sau phẫu thuật.
-
Chườm túi chườm đá lạnh trên mũi không quá 15 phút đến 20 phút mỗi lần. Thực hiện việc này từ 1 giờ đến 2 giờ một lần trong 24 giờ đến 48 giờ đầu tiên. Sau đó sử dụng đá lạnh khi cần để làm giảm đau và giảm sưng. Để làm túi chườm đá lạnh, hãy cho đá viên vào túi nhựa có nắp đậy kín. Bọc túi bằng khăn hoặc vải mỏng và sạch. Không bao giờ chườm đá lạnh hoặc chườm túi đá lạnh trực tiếp lên da.
-
Cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết nếu quý vị đang dùng aspirin hoặc thuốc làm loãng máu. Những loại thuốc này làm cho mũi của quý vị dễ bị chảy máu hơn. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị có thể cần thay đổi liều của quý vị.
-
Quý vị có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát đau trừ khi được kê đơn một loại thuốc giảm đau khác. Nếu quý vị có bệnh gan mạn tính hoặc bệnh thận mạn tính hoặc tiền sử bị loét đường tiêu hóa, hãy nói với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị trước khi sử dụng thuốc này.
-
Không uống rượu hoặc đồ lỏng nóng trong 2 ngày tiếp theo. Rượu và đồ lỏng nóng có thể làm giãn mạch máu trong mũi của quý vị. Tình trạng này có thể gây chảy máu.
-
Không xì mũi trong 2 ngày đầu tiên. Sau đó, quý vị hãy xì nhẹ nhàng để không gây chảy máu.
-
Không chơi các môn thể thao đối kháng trong 6 tuần tới trừ khi quý vị có thể bảo vệ mũi khỏi bị chấn thương lần nữa. Quý vị có thể đeo khẩu trang bằng nhựa tùy chỉnh đặc biệt để bảo vệ mũi của quý vị.
-
Cần lưu ý rằng việc đeo kính mắt có gọng có thể gây khó chịu do những thay đổi về hình dạng mũi.
-
Sử dụng bình xịt nước muối sinh lý để ngăn ngừa tình trạng chảy máu mũi tái phát.
Lưu ý đặc biệt về chấn động não
Nếu hôm nay quý vị có bất kỳ triệu chứng nào của chấn động não, không trở lại chơi thể thao hoặc không tham gia bất kỳ hoạt động nào có thể dẫn đến một lần chấn thương đầu khác.
Đây là những triệu chứng của chấn động não:
Chờ cho đến khi hết tất cả các triệu chứng và chuyên gia chăm sóc sức khỏe nói rằng quý vị có thể tiếp tục hoạt động. Bị chấn thương đầu lần thứ hai trước khi quý vị hồi phục hoàn toàn sau lần chấn thương đầu tiên có thể dẫn đến chấn thương não nghiêm trọng.
Chăm sóc khi theo dõi
Hãy theo dõi cùng với chuyên gia chăm sóc sức khỏe theo đúng chỉ dẫn. Nếu mũi của quý vị trông cong vẹo sau khi giảm sưng, hãy gọi cho bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để đặt lịch hẹn trong vòng 10 ngày tới. Ngoài ra, hãy đặt lịch hẹn nếu quý vị vẫn khó thở bằng 1 bên mũi hoặc cả hai bên mũi. Nếu quý vị gặp khó khăn khi đặt lịch hẹn khám tai mũi họng, hãy gọi cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường xuyên của quý vị.
Nếu xương bị lệch khỏi vị trí, cần phải nắn chỉnh xương sau từ 6 ngày đến 10 ngày kể từ khi bị chấn thương. Ở trẻ em, việc nắn chỉnh xương cần phải được thực hiện từ 3 ngày đến 7 ngày sau chấn thương. Sau thời gian đó, xương sẽ khó di chuyển trở lại vị trí cũ hơn.
Nếu quý vị được chụp X-quang, quý vị sẽ được cho biết về bất kỳ dấu hiệu mới nào có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc cho quý vị.
Khi nào nên gọi bác sĩ
Liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe ngay lập tức nếu:
-
Quý vị vẫn tiếp tục chảy máu mũi, ngay cả sau khi quý vị đã bóp chặt hai lỗ mũi vào nhau trong 15 phút mà không dừng lại.
-
Quý vị bị sưng, đau hoặc đỏ ở mặt và tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
-
Quý vị bị sốt từ 100,4°F (38°C) trở lên hoặc theo chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
-
Quý vị bị ớn lạnh.
-
Quý vị không thể thở bằng cả hai bên mũi sau khi đã giảm sưng.
-
Quý vị bị đau xoang.
-
Dịch trong suốt liên tục chảy ra từ mũi.
Gọi 911
Gọi 911 nếu:
-
Quý vị bị nôn nhiều lần.
-
Quý vị bị đau đầu hoặc chóng mặt dữ dội.
-
Đau đầu hoặc chóng mặt trở nên trầm trọng hơn.
-
Quý vị trở nên nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
-
Quý vị mất nhận thức về môi trường xung quanh.
-
Quý vị buồn ngủ bất thường, hoặc không thể thức dậy như bình thường.
-
Quý vị bị lú lẫn hoặc có thay đổi về hành vi hoặc lời nói.
-
Quý vị bị mất trí nhớ.
-
Quý vị bị co giật .